2017: Thuế nhập khẩu Ô tô Asean giảm 10%, nhưng giá xe khó giảm

Theo lộ trình thuế nhập khẩu Ô tô nguyên chiếc từ ASEAN sẽ giảm xuống còn 30% bắt đầu từ tháng 1/2017 tương ứng mức giảm 10% so với hiện nay. Nhưng thực sự giá xe có giảm như mọi người vẫn nghĩ khi vẫn còn hàng loạt rào cản thuế quan bổ sung như hiện nay.

Lộ trình giảm thuế nhập khẩu Ôtô nguyên chiếc từ Asean

Về lý thuyết giá xe sẽ giảm

Theo tính toán của các doanh nghiệp, với mức thuế nhập khẩu ô tô Asean giảm như trên, chi phí cho mỗi chiếc xe sẽ giảm từ 500-1.000 USD tùy loại. Về nguyên tắc, khi thuế giảm thì giá xe ô tô sẽ hạ theo. Chính vì vậy, nhiều người đang kỳ vọng từ tháng 1/2017, các mẫu xe ô tô nhập khẩu sẽ giảm giá, và mối quan tâm nhiều nhất tập trung vào những dòng xe bán tải như: Ford Ranger, Toyota Hilux hay Chevrolet Colorado 2017 mới.

Theo ý kiến từ giới phân tích, khi đó giá xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN giảm gần tương đương các mẫu xe lắp ráp trong nước, buộc lòng các mẫu xe lắp ráp trong nước cũng phải hạ giá theo mang đến nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng.

thuế xe ô tô nhập khẩu Asean giảm

Thuế xe Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ Asean giảm, thị trường sẽ rất sôi động.

Cũng chính bởi mức thuế nhập khẩu Ôtô Asean sẽ giảm trong thời gian tới nên lợi thế giá rẻ của việc lắp ráp xe trong nước sẽ không còn, nên các hãng sẽ có xu hướng chuyển sang nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Ví dụ điển hình: hãng Toyota đã chính thức quyết định chuyển sang nhập xe Toyota Fortuner 2017 mới về phân phối tại Việt Nam thay vì lắp ráp trong nước từ đầu năm tới.

Đến thời điểm 1/1/2018, thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về Việt Nam giảm xuống còn 0%. Bên cạnh đó, thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe từ 2.0L trở xuống sẽ giảm thêm 5% so với hiện nay nhưng các dòng xe có dung tích lớn trên 2.500cc dự kiến sẽ tăng ít nhất là 5% trở lên. Các tính toán cho thấy, giá ô tô dung tích xi lanh dưới 2.0L khi được nhập khẩu từ ASEAN sẽ giảm tổng cộng là 35% so với hiện nay.

Thuế xe Ô tô nhập khẩu dự kiến từ 1/1/2018

 

Trên thực tế giá xe khó giảm

Theo một số ý kiến cho rằng, giá xe ô tô nhập khẩu Asean chỉ giảm nếu thị trường ô tô trong nước mở cửa thực sự, các doanh nghiệp tư nhân được tự do nhập khẩu xe. Bằng chứng điển hình đó là, mặc dù Thông tư 20 của Bộ Công Thương đã hết hiệu lực, nhưng các Cơ quan ban ngành vẫn bổ sung duy trì quy định chỉ những đơn vị có giấy ủy quyền chính hãng mới được nhập khẩu ô tô. Khiến cho các mẫu xe nhập khẩu đa phần tập trung vào các mẫu xe sang như: Audi, Lexus và BMW vẫn được phân phối theo con đường chính ngạch từ các Đại lý ủy quyền.

giá xe ô tô nhập khẩu Asean khó giảm

Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc Asean sẽ khó hạ, ước mơ xe giá rẻ vẫn xa tầm với của người Việt.

Trong trường hợp đó, các cửa hàng tư nhân nếu không được tự do nhập khẩu ô tô và chỉ có các doanh nghiệp chính hãng mới được nhập xe như hiện nay, thị trường sẽ rất khó thay đổi.

Lý do được đưa ra là các doanh nghiệp ô tô FDI tại Việt Nam vừa lắp ráp xe lại vừa độc quyền nhập khẩu các thương hiệu của mình giúp đem lại lợi nhuận cao có tiền đóng thuế cho nhà nước và tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động tại Việt Nam. Vì vậy, việc tránh cạnh tranh gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp FDI sẽ được các cơ quan chức năng bảo vệ.

Mới đây, Hiệp hội Các nhà sản xuất lắp ráp ô tô Việt Nam (VAMA) đã đề xuất lên các cơ quan chức năng, đề nghị sửa Luật Đầu tư, đưa kinh doanh ô tô thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện để áp đặt các quy định với những DN nào muốn tham gia kinh doanh ô tô. Bên cạnh đó, còn có ý kiến đề xuất, chỉ nên đưa kinh doanh ô tô nhập khẩu và phân phối ô tô vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để bảo vệ sản xuất trong nước.

Ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phúc An cho biết: "khi đó, chỉ cần đưa ra những quy định như muốn nhập khẩu xe ô tô phải xây dựng showroom, phải có trạm bảo hành sửa chữa, đạt tiêu chuẩn quốc tế,... thì không một doanh nghiệp nhỏ và vừa nào đáp ứng nổi. Thị trường ô tô vẫn sẽ thuộc về một số doanh nghiệp có mối quan hệ với chính hãng".

 

[Tham khảo] Nguồn Vietnamnet.vn

Theo Xehoigiatot.vn

0 Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Facebook Messenger