Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA hiệu quả cho những tình huống bất ngờ
Trong nhiều trường hợp lái xe không hiếm gặp tình huống bất ngờ cần phải phanh gấp. Trong tình huống đó người lái thường hoảng sợ, đạp phanh thật nhanh nhưng thế vẫn chưa đủ, bạn vẫn có thể còn thiếu lực đạp phanh. Một yếu tố nữa là lực đạp phanh thường có xu hướng giảm sau thời điểm nhấn phanh đầu tiên. Lực phanh không đủ dẫn đến việc xe dừng quá điểm và tai nạn là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cơ chế hoạt động cũng như hiệu quả của hệ thống phanh khẩn cấp BA hay còn gọi là BAS.
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG PHANH KHẨN CẤP BA
Sơ đồ hệ thống phanh khẩn cấp BAS.
1- cảm biến tốc độ
2- màng gắn cảm biến
3- xi-lanh phanh chính
4- nam châm
5- cảm biến mở
6- khoang công tác
7- bộ xử lý trung tâm
8- khoang chân không
9- bàn phanh.
Hệ thống phanh khẩn cấp BA góp phần nâng cao độ an toàn cho người lái và hành khách khi có tình huống bất ngờ xảy ra cần phanh gấp dừng xe. Cấu tạo của hệ thống phanh BA bao gồm: cảm biến kiểm soát trạng thái pê-đan phanh, bộ phận khuếch đại lực phanh bằng khí nén và các van điện được điều khiển bởi máy tính trung tâm.
Hệ thống phanh khẩn cấp BAS (brake assist system) giúp người lái xe kịp thời tạo xung lực tối đa lên hệ thống phanh trong khoảnh khắc đầu tiên của tình huống khẩn cấp. Hệ thống phanh BA này được nghiên cứu và lắp đặt lần đầu trên xe Mercedes vào năm 1997 và giờ đây BAS đã có mặt trên hầu hết các xe hơi hiện đại cùng với các hệ thống chống bó cứng phanh ABS, cân bằng diện tử ESP và phân bổ lực phanh EBD.
Nguyên lý hoạt động hệ thống phanh khẩn cấp BA.
Ngay khi có tình huống bất ngờ xảy đến và bạn đạp phanh bộ phận cảm biến sẽ nhận được thông tin về động thái bất thường của bàn phanh được truyền đến, lúc này bộ xử lý trung tâm lập tức kích hoạt van điện cấp khí nén vào bộ khuếch đại lực phanh, giúp lái xe phanh gấp kịp thời và đủ lực mạnh. Thậm chí ở một số dòng xe cao cấp cụm phân tích dữ liệu của BA còn có khả năng nhớ thao tác phanh đặc trưng của tài xế để nhanh chóng nhận ra tình huống khẩn cấp.
Tác dụng của lực phanh khẩn cấp BA được đẩy lên mức cao hơn hẳn.
Bộ khuếch đại lực phanh gần như ngay lập tức đẩy lực phanh đạt tới mức tối đa nên nguy cơ xe bị dê bánh rất cao, do vậy hệ thống phanh BAS thường được lắp đặt đồng bộ với hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Tính năng chống bó cứng phanh sẽ kịp thời phát huy tác dụng chống dê bánh bánh, đảm bảo hiệu quả phanh gấp tối ưu ngay cả trên những bề mặt trơn trượt.
Dừng xe hiệu quả hơn khi có phanh khẩn cấp BA.
Một thử nghiệm thực tế cho thấy ở vận tốc 100 km/h, với các điều kiện mặt đường tương đương nhau thử nghiệm so sánh chỉ ra rằng việc sử dụng phanh khẩn cấp BA giúp rút ngắn quãng đường phanh từ 46m khi không hỗ trợ xuống còn 40m khi có hỗ trợ phanh BA.
Đối với những người lái xe dày dạn kinh nghiệm vì họ xử lý tình huống nhanh chóng và xác định đúng lực đạp lên bàn phanh. Tuy nhiên, hầu hết các lái xe trong lúc khẩn cấp đều đạp phanh rất gấp nhưng có như thế vẫn chưa đủ lực để đạt ngay tới ngưỡng kích hoạt ABS. Điều này rất nguy hiểm vì quãng đường phanh bị kéo dài. Vì vậy, sự cần thiết của hệ thống phanh BAS đã được thừa nhận rộng rãi trên cả Thế Giới và đặc biệt đối với những người sử dụng xe hơi.
Hệ thống phanh BAS an toàn và hiệu quả hơn cho những tình huống bất ngờ.
Theo Xehoigiatot.vn
0 Bình luận